Sử dụng máy phát điện 1 pha hay 3 pha thì tốt luôn là vấn đề được nhiều người tiêu dùng quan tâm và tìm hiểu. Vậy nếu quý khách vẫn chưa biết rõ đặc điểm, giống và khác nhau giữa 2 dòng máy trên thì hãy theo dõi bài viết so sánh máy phát điện 1 pha và 3 pha dưới đây để có quyết định mua hàng chính xác.
1. Máy phát điện 1 pha.
Máy phát điện 1 pha dùng để tạo ra điện 1 pha/220v (ở Việt Nam). Do đó máy phát điện 1 pha thích hợp sử dụng trong gia đình, văn phòng công ty nhỏ,.. cho các thiết bị sử dụng nguồn điện 1 pha.
Máy phát điện hiện nay có 2 bộ phận chính là phần cảm, phần ứng và đã bỏ đi phần cổ góp và chổi than.
- Phần cảm: Bao gồm hệ thống nam châm điện mắc xen kẽ nối tiếp với nhau 1 cực bắc và 1 cực nam ( cặp cực ) dùng để tạo ra từ trường.
- Phần ứng: Bao gồm các cuộn dây giống nhau được cố định trên 1 vòng tròn. Khi máy hoạt động suất điện động cảm ứng sẽ xuất hiện ở phần ứng.
Tần số ( F ) của máy phát điện xoay chiều 1 pha được tính theo công thức: F = P x N. Trong đó, P là số cặp cực, N là tốc độ quay roto (vòng/giây) .
Máy phát điện 1 pha có ưu điểm là dòng điện sinh ra có thể cung cấp trực tiếp cho các thiết bị điện 1 pha trong gia đình mà không cần bộ chuyển đổi.
2. Máy phát điện 3 pha.
Máy phát điện 3 pha là bao gồm một hệ thống 3 dòng điện xoay chiều có cùng tần số, cùng biên độ, nhưng lệch pha nhau 2/3. Máy phát điện xoay chiều 3 pha cũng có cấu tạo tương tự như máy 1 pha gồm có 2 bộ phận chính là phần cảm và phần ứng.
- Phần cảm: Là 1 nam châm điện có thể quay xung quanh trục cố định với tốc độ không đổi để tạo ra từ trường biến thiên.
- Phần ứng: Gồm 3 cuộn dây giống nhau về số vòng, kích thước và đặt lệch nhau ⅓ vòng tròn trên nam châm điện.
Phương thức hoạt động của máy phát điện 3 pha: Khi 3 cuộn dây trong phần ứng xuất hiện 3 dòng điện xoay chiều cùng tần số góc, biên độ nhưng lệch pha 120, sẽ sinh ra dòng điện xoay chiều 3 pha.
Ưu điểm của máy truyền tải điện năng bằng dòng 3 pha giúp tiết kiệm được nhiều dây dẫn, dải công suất lớn có thể lên đến vài nghìn KVA.
3. So sánh phát điện 1 pha và 3 pha.
3.1.Giống nhau
Cả 2 máy đều hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ và có 2 bộ phận chính là phần cảm và phần ứng.
Có các cuộn dây và các thanh nam châm điện.
3.2. Khác nhau
Máy phát điện 1 pha |
Máy phát điện 3 pha |
|
Phần cảm và phần ứng |
Việc sắp xếp roto hay stato phụ thuộc vào công suất của máy cao hay thấp. |
Tương ứng lần lượt với roto ( bộ phận chuyển động ) và stato ( bộ phận đứng yên ) |
Số cuộn dây |
Không cố định, thường là 5 |
3 |
Dải công suất |
Thấp, thường chỉ có từ 1 KVA - 50 KVA |
Cao, có thể lên tới vài nghìn KVA |
Đối tượng sử dụng |
Thiết bị điện 1 pha |
Thiết bị điện 3 pha và 1 pha ( cần phải chia pha ) |
Nơi sử dụng |
Các hộ gia đình, văn phòng công ty nhỏ |
Khu công nghiệp, xí nghiệp, bệnh viện,.. |
Cách mắc mạch |
Chỉ có thể mắc cuộn dây và nam châm xen kẽ nhau. |
Đa dạng: Mắc mạch 3 pha hình sao, hình tam giác |
Số lượng cuộn dây và nam châm |
Phải luôn bằng nhau |
Đa dạng: 3 cuộn dây -2 nam châm, 6 cuộn dây - 8 nam châm,.. |
Hiệu điện thế ( ở Việt Nam ). |
220V |
380V/3F |
3.3 Ưu nhược điểm
3.3.1 Máy phát điện 1 pha
- Ưu điểm:
+ Máy phát điện 1 pha có tính năng tự động điều chỉnh rộng và chính xác cấu trúc mạch lực, mạch điều khiển đơn giản hơn. Do đó chất lượng mà máy phát điện 1 pha mang đến luôn được cao hơn.
+ Kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ linh hoạt sử dụng không cần đầu tư phòng chuyên dụng để sử dụng.
+ Sử dụng đơn giản, chỉ cần kết nối trực tiếp nguồn tải vào máy là có thể dùng.
- Nhược điểm:
+ Đối với các dòng máy phát điện 1 pha đời cũ vận hành không đáng tin cậy, không an toàn trong các môi trường rung chấn, rất dễ cháy nổ vì có hệ thống cổ góp, chổi than.
3.3.2 Máy phát điện 3 pha
- Ưu điểm:
+ Tiết kiệm nhiên liệu tốt
+ Thiết kế chắc chắn, chống rung tốt.
+ Có thể sử dụng trong môi trường khắc nghiệt như nhiệt độ cao, khói bụi, hoạt động liên tục,..
- Nhược điểm
+ Kích thước tải trọng lớn gây khó khăn di chuyển
+ Bảo hành và sử dụng máy phức tạp
+ Chi phí đầu tư ban đầu cao
4. Sử dụng máy phát điện 1 pha hay 3 pha.
Điều quan trọng nhất khi lựa chọn máy phát điện là phải chọn đúng công suất. Do đó để lựa chọn máy phát điện 1 pha hay 3 pha còn phải cân nhắc tổng công suất tải các thiết bị điện trong gia đình và mục đích sử dụng.
- Khi nào sử dụng máy phát điện 1 pha ? Khi các thiết bị điện của bạn sử dụng dòng điện 1 pha, hoặc nhu cầu về sử dụng điện năng không quá cao và thường xuyên sử dụng.
- Khi nào sử dụng máy phát điện 3 pha ?
+ Khi nguồn tải có thiết bị điện 3 pha hoặc nhu cầu sử dụng điện năng cao và liên tục. Máy phát điện 3 pha thường được sử dụng bởi các doanh nghiệp, xí nghiệp sản xuất,.. để giải quyết tình hình quá tải điện áp hoặc không đủ điện năng,..
+ Trên thực tế, nhiều hộ gia đình hiện nay cũng sử dụng máy phát điện 3 pha trong gia đình mình để tận dụng tối ưu lợi thế của nguồn cấp 3 pha. Tuy nhiên chi phí đầu tư ban đầu cao và cần phải có thêm thiết bị chuyển đổi ( chia pha ) để lấy đầu ra 1 pha/220V.
5. Phân biệt máy phát điện 1 pha và 3 pha.
- Phân biệt thông qua hình thức bên ngoài:
+ Máy phát điện 1 pha có công suất nhỏ do đó thiết kế của chúng cũng sẽ nhỏ gọn ++ hơn và có thể di chuyển được. Có thể sử dụng nhiên liệu dầu hoặc xăng .
+ Máy phát điện 3 pha công suất lớn thiết kế cồng kềnh, trọng lượng lớn thường được đặt cố định tại vị trí. Sử dụng nhiên liệu dầu.
- Phân biệt qua nguyên lý hoạt động: Dựa vào cách mắc mạch điện và số lượng cuộn dây, nam châm.
Với bài viết so sánh máy phát điện 1 pha và 3 pha trên đây của Công ty XNK máy phát điện nhật hy vọng mang đến cho bạn đọc những kiến thức hữu dụng nhất. Mỗi loại máy phát điện xoay chiều đều có 2 đặc điểm riêng đáp ứng mục đích sử dụng khác nhau của từng khách hàng.
Obtains
19 September, 2022 02:22 AM